Hành tím Vĩnh Châu thu hoạch rộ, nông dân mừng vì trúng mùa
Ấn Độ đã quyết định mở bung cửa kho gạo của nước này bằng việc cho phép xuất khẩu gạo tấm. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày 7.3 vừa qua. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA), ông B.V. Krishna Rao, cho biết: Sản lượng xuất khẩu gạo tấm trong năm 2025 dự kiến khoảng 2 triệu tấn.Trước đó, Ấn Độ xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm mỗi năm. Khách hàng chính của gạo tấm Ấn Độ là Trung Quốc - khoảng 2 triệu tấn để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti.Tuy nhiên từ tháng 9.2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm. Đến năm 2023 khi xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt kéo dài và giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao, cùng với hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng gạo, Ấn Độ cấm cả việc bán mặt hàng gạo tấm cho các công ty sản xuất elthanol nội địa.Đến cuối tháng 9.2024, Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo trắng 5%. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam vẫn giữ được giá gạo xuất khẩu ở mức cao do thị phần của hạt Việt Nam không cùng phân khúc với gạo Ấn Độ, nhưng bất ngờ trong 2 tháng đầu năm 2025 gạo Việt Nam lao dốc không phanh và đang ở mức thấp nhất thế giới.Vì vậy, động thái mở kho của Ấn Độ được đánh giá sẽ tác động mạnh tới thị trường gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các thương nhân Ấn Độ hiện chào giá gạo tấm ở mức 330 USD/tấn trong khi các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan chỉ có khoảng 300 USD.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Thị trường Việt Nam trước đây vẫn nhập mặt hàng gạo tấm để phục vụ cho nhu cầu chế biến các sản phẩm ăn liền như bún, phở, bánh tráng… Việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo tấm, nếu với mức giá cạnh tranh tốt thì sản phẩm sẽ được nhập về để phục vụ cho mục đích này và làm gia tăng sức ép cho lúa gạo nội địa.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tuy xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến khoảng 1,2 triệu tấn lúa hầu hết từ Campuchia, làm gia tăng áp lực khiến giá lúa gạo tại ĐBSCL chìm sâu trong 1 thời gian dài.Xôi chè sóng sánh trên đòn gánh của bà
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Suzuki Jimny chốt giá từ 789 triệu đồng tại Việt Nam
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tượng vàng 'quái vật Godzilla' được rao bán với giá 700 triệu đồng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.